Nắng nóng, cần tránh những sai lầm khi uống nước gây hại sức khỏe
Vào những ngày nắng nóng,
nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể dễ bị mất nước dẫn đến một số chức năng cơ
thể sẽ bị rối loạn. Việc bù nước nếu không đúng cách và đúng liều lượng có thể
dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Theo chia sẻ của bác sĩ
Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM), nếu lượng nước uống vào ít hơn
lượng nước cơ thể đào thải sẽ dễ gây thiếu và mất nước. Việc bổ sung thiếu nước
hoặc thừa nước cũng đều nguy hiểm.
Dấu hiệu phổ biến cảnh
báo cơ thể mất nước khi cảm thấy khát, chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực,
khô miệng và da, tay chân mất sức, tiểu ít, nước tiểu có màu vàng đậm và đặc…
Còn dấu hiệu cảnh báo cơ
thể thừa nước thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, có cảm giác no và đầy bụng, đau
đầu, cảm thấy các cơ yếu dần đi, hoặc kèm chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất
tỉnh, hôn mê.
Khi cơ thể thiếu nước trầm
trọng sẽ cản trở các hoạt động bình thường và gây ra những biến chứng như phù
não, động kinh, hôn mê, suy thận cấp. Nghiêm trọng hơn, người mất nước có thể
vào sốc khi thể tích máu quá thấp làm tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ
thể. Có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nếu bổ sung thừa nước so
với nhu cầu của cơ thể cũng để lại tác hại do thận làm việc quá tải khiến cơ thể
bị tích nước gây hại cho gan và thận, suy tim xung huyết…
Cách bổ sung nước
đủ và tốt nhất cho sức khỏe
Theo các chuyên gia dinh
dưỡng, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra 2.500 ml nước mỗi ngày bằng
cách đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng
1000ml nước từ thực phẩm, chuyên gia khuyến nghị nên uống thêm 1700 ml mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Đối với một số bệnh nhân
mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống.
Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề,
cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể
thận cấp tính, viêm bàng quang,…, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho
sự phục hồi của bệnh.
Tốt nhất, nên uống từng
ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi
lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để
truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có
nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.
Uống nước ấm sẽ tốt hơn
so với nước lạnh vì nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi
sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt
cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra
ngoài cơ thể tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét