Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

​Tránh nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây bằng dự phòng thừa cân

 Thứ ba, 22/6/2021, VnExpress.net

Tránh  nguy  cơ  mắc  bệnh  mạn  tính  không  lây  bằng  dự  phòng  thừa  cân

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch, xương khớp… khi trưởng thành, nên ngăn chặn điều này bằng việc dự phòng thừa cân, theo giáo sư Nguyễn Gia Khánh.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cảnh báo, hiện nay nhiều cha mẹ vẫn giữ quan điểm "con tròn trịa, mập mạp mới tốt, mới dễ thương" mà không biết đó là dấu hiệu đặc trưng của thừa cân và béo phì - một gánh nặng sức khỏe toàn cầu.

polyad

Trẻ thừa cân béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành. Ảnh: Bộ Y tế.

Thừa cân, béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Trong đó, mỡ thường tập trung nhiều nhất tại bụng, mặt, ngực, bắp đùi, mông, bắp tay... Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đồng nhận định, trẻ em đã thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn trẻ bình thường khi trưởng thành.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cơ thể người béo phì dễ mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... hay các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, rối loạn cơ xương... Các bệnh này về lâu dài sẽ gây nguy cơ giảm tuổi thọ con người.

Ngoài nguy cơ về sức khỏe thể chất, trẻ em và người lớn béo phì còn bị tác động tới tâm lý. Với ngoại hình đặc biệt, người béo phì dễ bị trêu chọc, mất tự tin trước đám đông. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, làm giảm sút hiệu quả học tập, lao động và chất lượng cuộc sống.

Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam khuyến cáo, khi thấy con có dấu hiệu dư mỡ bụng, phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế, hoặc gặp bác sĩ dinh dưỡng để trẻ được đo cân nặng, chiều cao; từ đó tính toán độ lệch chuẩn so với chỉ số khối cơ thể (BMI) theo lứa tuổi - thang đo chuẩn mực nhất để xác định tình trạng thừa cân, béo phì. Phụ huynh không nên chủ quan với tình trạng thừa cân của con, hay mang tư tưởng "lớn lên con sẽ cân đối" mà tiếp tục nạp chất quá mức.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh cảnh báo việc bố mẹ chủ quan với tình trạng cân nặng của con. XIN TÊN NGƯỜI CHỤP HOẶC NGUỒN ẢNH

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh cảnh báo việc bố mẹ chủ quan với tình trạng cân nặng của con. Ảnh: Đào Đức Tuấn.

Đồng tình với giáo sư tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh, tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng cho rằng, các thang đo chuẩn như BMI sẽ giúp phụ huynh đánh giá chính xác thể trạng của con, nhất là cân nặng, có nằm trong phạm vi khoẻ mạnh hay không. Đây là phương thức khoa học mà WHO và nhiều nước trên thế giới đều áp dụng.

Cách tính chỉ số BMI của trẻ em tương đối giống như người lớn, dựa vào số đo chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, với trẻ em, việc đánh giá BMI cần thực hiện thường xuyên, vì chỉ số này thay đổi theo độ tuổi và giới tính chứ không ổn định như người lớn.

"Khi biết cân nặng của con nằm ở mức độ nào, phụ huynh sẽ có thái độ đúng để giúp con điều chỉnh sớm, hợp lý, tránh béo phì khi trưởng thành", bác sĩ Sơn nói.

Bác sĩ Sơn lưu ý, công thức tính BMI cho trẻ em khó sử dụng hơn người lớn, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được hướng dẫn chi tiết. Hiện nay, đã có một số ứng dụng, website hỗ trợ miễn phí, giúp phụ huynh tính BMI cho trẻ. Phụ huynh có thể tham khảo thêm chỉ số của trẻ thông qua việc nhập chiều cao, cân nặng và tháng tuổi hay năm tuổi chính xác của con.

TS. BS. Trương Hồng Sơn khuyên bố mẹ dùng thước đo BMI để xác định đúng thể trạng trẻ

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn khuyên bố mẹ dùng thước đo BMI để xác định đúng thể trạng trẻ. Ảnh: Đào Đức Tuấn.

Theo kết quả Tổng Điều tra Dinh dưỡng toàn quốc năm 2019-2020 do Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) và Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) phối hợp tiến hành, sau 10 năm, tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Việt Nam từ 5-19 tuổi tăng gấp hơn hai lần, từ 8,5% (năm 2010) lên 19%. Khu vực thành thị có tỷ lệ này cao nhất, tới 26,8%, nông thôn là 18,3% , miền núi là 6,9%.

Trước đó, trong giai đoạn 5 năm (tính từ đầu năm 2010 đến hết 2014), so với thế giới và khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được tính là nước có số người béo phì tăng nhanh nhất với tỷ lệ 38%, tiếp sau là Indonesia, 33%, theo báo cáo của Fitch Solutions Macro Research.

Ở hướng ngược lại, năm 2015, vẫn còn 14,1% trẻ em Việt Nam nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Con số này đến năm 2019 đã giảm xuống còn 12,2%. Như vậy, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Trong đó, tình trạng thừa cân béo phì được dự đoán có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Kim Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét