Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Những bài học về tiền cho trẻ em

 Thứ ba, 22/6/2021, VnExpress.net

Những  bài  học  về  tiền  cho  trẻ  em

Trẻ 3 tuổi cần biết chờ đợi để có thứ mình muốn, trên 6 tuổi học cách chi tiêu đúng và mỗi bài học cần được tùy chỉnh theo lứa tuổi, tính cách.

Những kỹ năng về tài chính cơ bản như tiết kiệm quản lý tiền bạc có thể giúp trẻ đạt được thành công khi trưởng thành. Theo các nhà nghiên cứu tại đại học Cambridge, trẻ em có thể hình thành thói quen sử dụng tiền ngay từ khi lên 7 tuổi thông qua việc quan sát chính hành vi sử dụng tiền của cha mẹ.

Khi dạy con về tiền, cần thiết phải hình thành một nếp suy nghĩ để con hiểu rằng đồng tiền không sẵn, muốn có tiền ta cần kiếm tiền cũng như biết tiết kiệm, đồng thời chi tiêu vào những mục đích có ích bằng việc hiểu đúng giá trị của đồng tiền. Tùy lứa tuổi của con, các khái niệm này sẽ được mở rộng hơn và cha mẹ có thể lựa chọn những cách hướng dẫn theo mức độ phù hợp với con.

Độ tuổi từ 3 - 5: Dạy con cần phải chờ đợi để mua được món đồ con muốn

Thói quen chi tiêu tốt có liên quan chặt chẽ với khả năng "trì hoãn ham muốn". Trẻ ở độ tuổi này cần được biết: nếu con thực sự muốn một thứ gì đó, con nên chờ đợi và tiết kiệm để mua được món đồ đó. Ví dụ, nếu con thích một bộ đồ chơi, con cần chờ đến đúng dịp được nhận quà tặng như ngày 1/6, tết Trung thu, sinh nhật... Cha mẹ có thể giới thiệu cho những bài học tiết kiệm ở mức độ cơ bản nhất như để dành, cất tiền mừng tuổi đi. Hoặc cha mẹ cũng có thể dùng tiền tiêu vặt để dạy con biết chờ đợi và chi tiêu cho một món đồ cụ thể một cách hợp lý. Nếu món đồ chơi có giá 500.000 đồng, mỗi ngày con được cho 50.000 đồng, sau 10 ngày không tiêu gì, con có thể mua món đồ chơi đó.

Dạy con biết chờ đợi đế nhận món quà mình muốn là bài học đầu tiên. Ảnh minh họa: Freepik.

Dạy con biết chờ đợi đế nhận món quà mình muốn là bài học đầu tiên. Ảnh minh họa: Freepik.

Bài học chờ đợi để đạt được điều mình muốn cũng có thể dạy con thông qua các trò chơi hoặc các hoạt động hàng ngày cụ thể: xếp hàng để mua gà rán khoai tây chiên, chờ đến lượt để được chơi cầu trượt ở công viên...

Trẻ từ 6-10 tuổi: Dạy con tự lựa chọn cách tiêu tiền của mình

Ở độ tuổi này, trẻ cần hiểu: Tiền là hữu hạn và con phải biết lựa chọn chi tiêu đúng đắn; bởi nếu con tiêu hết số tiền mình có, con sẽ không còn gì để tiêu nữa. Đây là giai đoạn lý tưởng để trẻ học về sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn về tiền bạc tốt hơn sau này. Ngoài phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, trẻ ở độ tuổi này cũng có thể phân biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, giữa hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa dịch vụ.

Để dạy con biết cách phân biệt, cha mẹ hãy thảo luận cùng con, đồng thời khuyến khích con suy nghĩ về những điều này trước khi tiêu tiền. Ví dụ, khi đi siêu thị, con muốn mua một thứ gì đó, hãy nói chuyện xem đó có phải là thứ con thực sự cần không hay chỉ là sở thích nhất thời lúc đó. Nếu con khăng khăng muốn mua lọ thổi bong bóng, con sẽ phải kéo dài thời gian tiết kiệm để mua chiếc xe đạp mong muốn. Cha mẹ cũng có thể cho con tham gia vào một số quyết định tài chính trong gia đình, ví dụ nên mua cái gì, ở đâu, tại sao nên mua nó.

Cha mẹ hãy cho con đi siêu thị cùng, giúp trẻ phân biệt những thứ con cần và muốn. Nguồn: Freepik

Cha mẹ hãy cho con đi siêu thị cùng, giúp trẻ phân biệt những thứ con cần và muốn. Ảnh minh họa: Freepik.

Ở độ tuổi này, con trẻ cần duy trì các hoạt động về tiết kiệm. Cha mẹ có thể nói chuyện với con về số tiền con cần có để đạt được mục tiêu nào đó, con có thể làm cách nào để tiết kiệm tiền và đạt được mục tiêu. Cùng con lập bảng chi tiết về số tiền con tiết kiệm được theo từng ngày, từng tuần, từng tháng sẽ giúp con hình dung dễ hơn, theo sát việc tiết kiệm hơn và cũng là một cách để phân biệt các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Từ 11 tuổi, con cần được mở rộng về nhiều cách tiết kiệmtiết kiệm càng sớm, con càng có nhiều tiền

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể hiểu rõ cách thức hoạt động của tiền, biết cách sinh lời từ số tiền tiết kiệm. Thay vì để con dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để mua những thứ đắt tiền, cha mẹ có thể hướng dẫn con trích một phần tiết kiệm đó để sinh lời như gửi ngân hàng để lấy lãi, góp với bố mẹ để đầu tư... Ở độ tuổi này, trẻ đã hiểu được ít nhiều khái niệm lãi suất, nợ, cách lập ngân sách.

Để trẻ thành thạo các kiến thức này, cha mẹ hãy cho bé thực hành trong nhiều tình huống cuộc sống. Ví dụ đầu năm học, mẹ có thể cho bé lập ngân sách để mua sách vở, những đồ dùng học tập con cần trong học kỳ tới. Bé sẽ phải liệt kê ra những món đồ mình cần, so sánh các địa chỉ bán hàng để chọn được nơi bán giá hợp lý... Tạo cơ hội cho con tự quản lý tài chính, mở cho con một tài khoản tiết kiệm đều là những việc mà phụ huynh có thể giúp con hiểu rõ hơn về tài chính ở lứa tuổi này. Trè cũng hiểu được nhiều cách để gia tăng số tiền tiết kiệm của mình thay vì chỉ chờ tiền tiêu vặt, tiền mừng tuổi.

Theo Jayne A. Pearl, tác giả của cuốn sách Kids and Money: Giving Them the Savvy to Succeed Financially (Trẻ em và tiền bạc: Những điều trẻ cần biết để thành công về tài chính), dạy trẻ em về tiền bạc rất dễ dàng. Các hoạt động hàng ngày đều có thể trở thành kinh nghiệm hữu ích. Các chuyến đi đến ngân hàng, cửa hàng hoặc máy ATM đều tạo cơ hội để thảo luận với con về giá trị và cách sử dụng tiền.

Nhiều câu chuyện dạy con về tài chính thông qua các hoạt động hàng ngày đang được các bố mẹ từ mọi miền đất nước chia sẻ tại cuộc thi "ChaChing - Bé giỏi tiền hay" trên VnExpress. Các bố mẹ có thể đọc các bài dự thi để tham khảo thêm các cách dạy con về tài chính, cho con động lực tiết kiệm và tham gia cuộc thi để nhận về các phần thưởng với tổng giá trị lên tới 100 triệu đồng. Gửi bài dự thi tại đây

Bé Trần Nhật Minh, một nhân vật tham gia cuộc thi ChaChing - Bé giỏi tiền hay được bố mẹ dạy cách tự quản tài chính như làm việc nhà để tính tiền, tự tính toán chi tiêu trong sinh hoạt. Ảnh; NVCC

Bé Trần Nhật Minh, một nhân vật tham gia cuộc thi "ChaChing - Bé giỏi tiền hay" được bố mẹ dạy cách tự quản tài chính như làm việc nhà để tính tiền, tự tính toán chi tiêu trong sinh hoạt. Ảnh: NVCC

Kim Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét